Du học Pháp: Tìm hiểu về những điểm mới trong luật về giấy phép lưu trú tại Pháp (P2)
[Trung tâm du học Pháp Phương Nam] – Theo luật ban hành ngày 7 tháng 3 năm 2016, sẽ có những thay đổi trong việc cấp giấy phép cư trú dành cho các bạn học sinh sinh viên nước ngoài mà các bạn du học sinh Việt Nam cần chú ý. Theo đó, các du học sinh chọn Pháp là địa điểm học tập và nghiên cứu sẽ được tạo điều kiện khi ghi danh và hòa nhập vào môi trường sống tại Pháp.
>>Xem thêm :"http://kenhmuabannha.net/details/du-hoc-phap-su-lua-chon-ly-tuong-va-chi-phi-du-hoc-phap.html "
1. Nguyên nhân bạn bị từ chối visa là gì?
1. Nguyên nhân bạn bị từ chối visa là gì?
Các lý do của quyết định từ chối visa nhập cảnh vào Pháp dành cho học sinh sinh viên sẽ được công bố vào ngày 01/11/2016. Trung tâm du học Pháp Phương Nam sẽ cập nhật thông tin này một cách nhanh nhất.
2. Phải làm thế nào khi bị từ chối visa?
Trong trường hợp bị từ chối visa, các bạn có thể viết một đơn kháng cáo bày tỏ rõ thành ý của bạn và trình lên lãnh sự quán để yêu cầu được xem xét lại hồ sơ và quyết định từ chối visa.
Một giải pháp khác là bạn có thể trình đơn lên Ủy ban kháng cáo các quyết định từ chối cấp thị thực nhập cảnh vào Pháp (Commission de recours contre les décisions de refus de visa d'entrée en France - CRV). Trước khi kháng cáo lên tòa án hành chính, các bạn bắt buộc phải thông qua Ủy ban này. Các bạn cần phải trình đơn này trong thời hạn 2 tháng kể từ khi có thông báo bị từ chối visa. Chính bạn, người đại diện hợp pháp hoặc những ai không đồng ý với quyết định từ chối visa đều có thể trình đơn này lên CRV. Về phía CRV, họ có thể hoặc là bác bỏ đơn của bạn, hoặc là sẽ đề xuất với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và người có trách nhiệm quản lý xuất nhập cảnh để cấp visa cho bạn.
Visa du học Pháp
3. Ở lại Pháp làm việc sau thời gian học tập
Những điều kiện để có thể xin giấy phép tạm trú (APS)
+ Giấy phép tạm trú (APS) với thời hạn 1 năm cho phép các bạn du học sinh có thể dễ dàng tiếp cận thị trường lao động Pháp để tìm một công việc có liên quan đến ngành học và có thu nhập cao. Cho đến hiện tại, giấy này đã được cấp cho các du học sinh có bằng cấp từ bậc thạc sỹ trở lên. Kể từ 2016, đối tượng được cấp APS sẽ được mở rộng. Danh sách những ai được hưởng lợi từ chính sách này sẽ được công bố vào tháng 9/2016. Với những ai muốn lập doanh nghiệp tại Pháp sau khi hoàn thành chương trình học cũng được cấp APS. Trong thời gian APS có hiệu lực, các bạn có thể xin cấp các loại thẻ lưu trú như “thẻ lưu trú công nhân viên” hoặc “hộ chiếu tài năng” hoặc “thẻ lưu trú doanh nhân/nghề tự do”.
Xem thêm: http://bit.ly/2bdkQGd
Tiếp cận thị trường lao động Pháp một cách linh hoạt
Với tấm bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên hoặc các loại bằng nằm trong danh sách quy định, bạn có thể tìm được một công việc mà không cần xin APS khi chuẩn bị tốt nghiệp. Bạn sẽ được cấp thẻ lưu trú công nhân viên, hộ chiếu tài năng hoặc thẻ lưu trú doanh nhân/nghề tự do miễn là có sự thống nhất giữa tấm bằng của bạn, công việc và mức lương được quy định trong nghị định của Cơ quan công pháp của Pháp.
Giấy phép cư trú “doanh nhân/chuyên viên tự do”
Nếu bạn tự kinh doanh, loại giấy phép cư trú duy nhất “doanh nhân/nghề tự do” sẽ thay thế cho giấy phép cư trú “thương nhân” và “nghề tự do”. Thẻ này được cấp khi bạn tự kinh doanh, có hiệu quả và bạn có đủ tiềm lực để làm việc này lâu dài.
Trên đây là một số thông tin về việc xin cấp giấy phép cư trú tại Pháp dành cho những bạn quan tâm đến Du học Pháp.
Du học Pháp: Tìm hiểu về những điểm mới trong luật về giấy phép lưu trú tại Pháp (P2)
Reviewed by Unknown
on
21:36
Rating:
Không có nhận xét nào: